Tâm sự mẹ bầu

Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không? Cách điều trị & phòng tránh

Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, khiến người mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng, bi quan và thay đổi hành vi. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả mẹ và em bé.

Bệnh trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?

Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người đặt ra sau khi sinh em bé. Bệnh có thể bắt đầu bất cứ khi nào trong năm đầu tiên sinh con. Khi mắc chứng trầm cảm sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy vô cùng buồn bã, vô vọng và cảm thấy tội lỗi khi không muốn gắn kết với em bé.

Có thể nói, trầm cảm sau sinh có thể gây những ảnh hưởng vô cùng lớn đến cả mẹ và em bé. Sau đây là một số hậu quả của trầm cảm sau sinh được chuyển biến từ nhẹ đến nặng:

  • Mắc chứng trầm cảm sau sinh, mẹ sẽ có biểu hiện chán ăn, mất ngủ, tinh thần sa sút, công việc cũng như cuộc sống thường ngày cũng vì thế mà bị ảnh hưởng.
  • Mẹ không muốn gần gũi với em bé, từ đó đứa trẻ thiếu đi tình thương và sự chăm sóc từ người mẹ. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển trí tuệ của em bé.
  • Rối loạn tâm thần là chuyển biến nặng của bệnh trầm cảm với các dấu hiệu như suy nghĩ lẫn lộn, tinh thần sa sút, hoang tưởng và sinh ảo giác.
  • Tự làm hại mình và con: Câu trả lời của trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không thì câu trả lời là có, nặng nhất là mối đe dọa đến tính mạng của mẹ và em bé. 

Đối với những người mẹ sinh con ngoài ý muốn, thù hận với bố của đứa bé hay sử dụng các chất gây nghiện thì thường có hành vi này. Nhiều trường hợp mẹ sát hại con và tự tử theo.

Trầm cảm sau sinh có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ và em bé
Trầm cảm sau sinh có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ và em bé

Biểu hiện của trầm cảm sau khi sinh là gì? 

Chắc hẳn những thông tin phía trên giúp bạn giải đáp được thắc mắc trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không. Có thể nói đây chính là hội chứng nguy hiểm nhưng nhiều người lại coi nhẹ cho đến khi xảy ra hậu quả đáng tiếc. 

Nếu các mẹ xuất hiện 5 dấu hiệu sau đây và kéo dài, hoặc có sự thay đổi cảm xúc một cách tiêu cực thì rất có thể mẹ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh:

  • Cảm thấy vô cùng buồn bã, cảm giác trống rỗng và không hứng thú với bất cứ điều gì, ngay cả những hoạt động mà mình yêu thích nhất. Đồng thời mẹ có biểu hiện giảm đi sự tư duy hay tập trung, không thể quyết định được điều gì.
  •  Mất ngủ thường xuyên kéo theo tình trạng mệt mỏi, không có năng lượng và cảm thấy dễ cáu giận.
  • Thay đổi trọng lượng cơ thể trong vòng 1 tháng mặc dù không ăn kiêng để giảm cân hay ăn để tăng cân. Mẹ có biểu hiện ăn quá nhiều hoặc quá ít so với bình thường.
  • Cảm thấy bản thân vô cùng vô dụng, xấu hổ, cảm thấy có lỗi với tất cả mọi thứ.
  • Thường xuyên nghĩ đến cái chết và có ý định tự kết thúc tính mạng của mình và con.

Việc phát hiện bệnh sớm hay muộn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng điều trị trầm cảm sau sinh. Chính vì vậy, hãy luôn yêu thương và quan tâm người phụ nữ từ giai đoạn mang thai đến sau khi sinh, hạn chế được nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh cũng như những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh
Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Cách điều trị & phòng tránh trầm cảm sau khi sinh

Sau khi giải đáp trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không cũng như những dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh, những thông tin dưới đây sẽ đưa ra hướng điều trị và phòng tránh trầm cảm sau sinh để mẹ và gia đình tham khảo.

Cách điều trị

  • Phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau khi sinh cần được tư vấn từ bác sĩ chuyên môn hoặc nhà tâm lý học, có thể điều trị bệnh bằng liệu pháp hành vì hoặc liệu pháp tương tác.
  • Tập thể dục, thư giãn và tiếp xúc với mọi người nhiều hơn sẽ mang đến cảm xúc tích cực cho mẹ, giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao.
  • Sử dụng thuốc để điều trị trầm cảm với tác dụng ức chế não bộ, điều chỉnh cảm xúc. Lưu ý việc sử dụng thuốc chống trầm cảm cần thực hiện theo chỉ định và tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.
  • Mẹ bị trầm cảm sau sinh nên cho con bú nhiều hơn, đây là cách tương tác cũng như gắn kết giữa mẹ và con. Nhưng nếu trong quá trình điều trị mẹ đang dùng thuốc thì không nên cho con bú để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
  • Một yếu tố quan trọng đó chính là phát hiện bệnh kịp thời và nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ chồng, gia đình và những người xung quanh. 
Đến gặp bác sĩ - Cách điều trị trầm cảm sau sinh
Đến gặp bác sĩ – Cách điều trị trầm cảm sau sinh

Cách phòng tránh

  • Để phụ nữ không mắc trầm cảm sau sinh, chồng và gia đình cần quan tâm, động viên và gần gũi với người phụ nữ từ giai đoạn mang thai đến sau sinh nở.
  • Người mẹ cần chuẩn bị trước tinh thần bởi những tháng đầu tiên làm mẹ sẽ vô cùng căng thẳng và áp lực. Hãy học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước để có thể dễ dàng vượt qua mẹ nhé.
  • Việc dồn nén sự lo lắng và áp lực lâu ngày sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của người mẹ, là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh. Chính vì vậy, nếu mẹ cảm thấy quá lo lắng thì có thể chia sẻ với chồng, bạn bè, gia đình hoặc những người xung quanh để cảm thấy thoải mái hơn.
  • Nhiều đứa trẻ thường có thói quen khóc đêm, quấy khóc và thích được bế trên tay khiến mẹ rơi vào tình trạng thiếu ngủ. Thiếu ngủ khiến tinh thần của mẹ căng thẳng, là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Do đó, nhân lúc con ngủ thì mẹ hãy tranh thủ chợp mắt để không mệt mỏi quá độ.
  • Tập thể dục thường xuyên giúp tinh thần của mẹ thoải mái hơn, phòng tránh được bệnh trầm cảm.
  • Đừng cảm thấy có lỗi vì không chăm sóc con tốt, không là bà mẹ hoàn hảo. Thay vào đó, các mẹ có thể học hỏi những kỹ năng làm mẹ hay chăm sóc trẻ.
Hãy chia sẻ để tâm lý luôn thoải mái sau khi sinh
Hãy chia sẻ để tâm lý luôn thoải mái sau khi sinh

Kết luận

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không cũng như đưa ra hướng điều trị và phòng tránh để mẹ và gia đình tham khảo. Nếu mẹ có những dấu hiệu mắc trầm cảm sau sinh, cần chia sẻ ngay với chồng và gia đình, đi đến bác sĩ có chuyên môn để thăm khám và điều trị kịp thời mẹ nhé.

 

Related Articles

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x